Lộ trình thăng tiến và mức lương ngành logistics cao không?

Sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác kinh doanh toàn cầu, thương mại quốc tế giúp ngành logistics cũng vươn mình nhanh chóng và dần trở thành sự lựa chọn của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên nhiều người còn khá mơ hồ không biết cụ thể logistics là ngành gì, mức lương ngành logistics như thế nào, lộ trình phát triển ra sao.

Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc cơ bản liên quan về lĩnh vực mới mẻ và nhanh thăng tiến này như lương ngành logistics, các cấp bậc phát triển trong ngành…

I. Logistics là gì? Những hoạt động cụ thể hóa của ngành logistics

1. Ngành logistics là gì?

Logistics có thể hiểu đơn giản dịch vụ cung cấp hàng hóa và vận chuyển chúng từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu. Trong đó, các phần việc trong ngành logistics bao gồm lên kế hoạch, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa, xử lý các thông tin hàng hóa từ điểm xuất phát cho đến khi đến được nơi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh quá trình vận chuyển, ngành logistics còn đảm nhận cả chu trình đóng gói, lưu kho hàng hóa, xử lý các vấn đề phát sinh khác của hàng hóa… Các yếu tố về số lượng, chất lượng, tiến độ, chi phí hợp lý nhất là những yếu tố cạnh tranh gắt gao của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Logistics có thể hiểu đơn giản dịch vụ cung cấp hàng hóa và vận chuyển
Logistics có thể hiểu đơn giản dịch vụ cung cấp hàng hóa và vận chuyển

2. Cụ thể hóa những hoạt động của ngành logistics

Nếu bạn thấy những khái niệm trên vẫn còn mơ hồ và có phần phức tạp, vậy hành hình dung logistics thông qua những hoạt động cụ thể của ngành.

Đó bao gồm những hoạt động vận tải hàng hóa như vận chuyển hàng hóa trong nước hoặc nước ngoài, quản lý tàu hàng, nguyên vật liệu và kho bãi, quản lý và thực hiện đơn hàng của đối tác, kiểm soát hàng tồn kho, hoạch định cung cầu của đối tác.

Ngoài các hoạt động trên, Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm và nghiên cứu nguồn nguyên liệu đầu vào, đưa ra kế hoạch sản xuất, đóng gói hàng hóa, xử lý các dịch vụ khách hàng.

3. Các cấp bậc cơ bản trong ngành logistics

Ngành Logistics thu hút nhiều đối tượng trẻ ngày nay nhờ cơ hội thăng tiến cao. Những cấp bậc được phân chia trong ngành logistics hiện nay như sau:

  • Logistics Officer: Nhân viên Logistics.
  • Logistics Supervisor: Người giám sát quá trình Logistics.
  • Logistics Manager: Quản lý Logistics.
  • Logistics Director: Giám đốc Logistics.
  • Logistics Chain Director: Giám đốc chuỗi cung ứng.

II. Mức lương ngành logistics khởi điểm là bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm của người làm trong ngành logistic
Mức lương khởi điểm của người làm trong ngành logistic

Với những vị trí khởi điểm hoặc những bạn sinh viên, người mới bắt đầu bước vào ngành logistics với vị trí nhân viên Logistics, mức lương trung bình khoảng từ 6 triệu đến 8 triệu 1 tháng. Những vị trí như thực tập sinh có thể rơi vào khoảng từ 4 đến 5 triệu.

Ở những vị trí cao hơn, yêu cầu nhiều kinh nghiệm và năng lực trong nghề, lương ngành logistics sẽ từ 15 triệu đến 20 triệu đồng.

Mức lương ngành logistics ban đầu có khởi điểm không quá ấn tượng và có phần tương tự với những vai trò khác. Tuy nhiên, điều này có thể dễ hiểu và chấp nhận bởi chúng không yêu cầu mức kinh nghiệm cao, kỹ năng xử lý chuyên nghiệp.

Đặc thù và cũng là ưu điểm nhỏ của ngành này chính là có thể chấp nhận nhân sự ở các ngành khác chuyển sang. Dù bạn không có khởi đầu từ logistics hay được đào tạo chính quy bài bản, bạn vẫn có cơ hội thử sức với vị trí nhân viên logistics với mức lương khá ổn định mà không ảnh hưởng nhiều đến cơ hội thăng tiến nếu có khả năng phấn đấu.

Cụ thể hơn, các công việc của nhân viên Logistics cũng đa dạng với các vị trí và nhiệm vụ khác nhau như:

  • Nhân viên logistics – mức lương trung bình cho vị trí này là 6 – 8 triệu/tháng.
  • Sales logistics (nhân viên kinh doanh): có nhiệm vụ mang về những đơn hàng cho doanh nghiệp. Ngoài mức lương cứng khoảng 6 – 8 triệu, nhân viên kinh doanh còn được hưởng thêm mức lương hoa hồng từ những hợp đồng ấy. Hoa hồng phụ thuộc vào số lượng và giá trị hợp đồng.
  • Nhân viên hiện trường: sẽ đảm nhiệm công việc liên hệ khách hàng, nhà cung cấp, nhà vận chuyển sao cho quá trình xuất nhập khẩu hàng diễn ra thuận lợi nhất. Mức lương ngành logistics cho vị trí này từ 6 triệu trở lên và có thể hơn tùy vào khối lượng công việc.
  • Nhân viên telesale logistics là những người thuyết phục và giúp khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng. Lương trung bình cho vị trí này khoảng 5 – 7 triệu/tháng.

Mỗi vị trí việc làm sẽ có những trách nhiệm đi kèm và mức lương ngành logistics từ đó cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, mức lương này khá lý tưởng với những người mới bắt đầu, nhất là khi bạn còn có cơ hội thăng tiến cao.

III. Mức lương ngành Logistics ở các cấp bậc cao hơn

Sau khoảng 2 đến 3 năm làm việc, lương ngành logistics tăng trung bình khoảng 2 đến 3 triệu trở lên. Sau 4 đến 6 năm làm việc, bạn có thể vươn tới các cấp bậc như giám sát hoặc quản lý với mức lương mơ ước.

Mức lương ngành Logistics ở các cấp bậc cao
Mức lương ngành Logistics ở các cấp bậc cao

Tất nhiên, việc tăng bậc lương không chỉ phụ thuộc vào thời gian làm việc mà còn dựa vào năng lực và khả năng quản lý, điều hành công việc của bạn. Mức lương cao đồng nghĩa với phải gánh vác những nhiệm vụ và trách nhiệm lớn.

Dưới đây là khoảng lương ngành logistics cho các vị trí cao cấp hơn:

  • Logistics Supervisor (Giám sát): mức lương giao động 20 – 30 triệu/ tháng Yêu cầu cho vị trí này là 1 đến 2 năm kinh nghiệm và tùy thuộc riêng vào từng công ty.
  • Logistics Manager (Quản lý): mức lương trung bình từ 20 – 100 triệu/ tháng. Để trở thành cấp bậc quản lý, bạn cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cũng những kỹ năng khác như khả năng sử dụng tiếng Anh…
  • Logistics Director (Giám đốc Logistics): mức lương trung bình từ 100 – 150 triệu/ tháng. Vị trí này thường chỉ có ở những công ty và tập đoàn lớn. Giám đốc Logistics là người sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cả hoạt động của công ty. Vị trí này yêu cầu bạn ít nhất phải có 8 năm kinh nghiệm trở lên. Một số công ty không có vị trí này, thay vào đó là Giám đốc chuỗi cung ứng.
  • Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng): Mức lương có thể đạt tới gần 200 triệu/ tháng. Đây sẽ là người phụ trách tất cả các hoạt động đến chuỗi cung ứng trong và thậm chí cả nước ngoài.

Nếu hỏi mức lương ngành Logistics có cao không? Đây sẽ là một câu hỏi mà không thể có một đáp án chính xác hoàn toàn. Mỗi vị trí lại có một nhiệm vụ, trách nhiệm khác nhau, tương đương với những mức lương khác nhau.

Tuy nhiên, ta cần tính toán đến khả năng phát triển sự nghiệp trong ngành. Mức lương ngành Logistics được cho là khá ổn ở mức đầu vào và khả năng kiếm tiền sau này gần như không bị giới hạn.

Một lưu ý nếu bạn định bước chân vào ngành Logistics, đó là ngoài những kiến thức nền tảng thì kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực chiến vô cùng quan trọng. Hãy luyện cho mình những kỹ năng chuyển đổi, giải quyết vấn đề, đa tác vụ nếu muốn sở hữu một mức lương ngành Logistics khủng nhé.

Lộ trình thăng tiến và mức lương ngành logistics cao không?

You May Also Like